Xem World Cup trong 1 tháng qua đã khiến anh em tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Thể thao không những có tác động đến sức khoẻ của người chơi mà còn cả với người đang xem qua màn ảnh, theo kết quả nhiều nghiên cứu. Có rất nhiều tác động tích cực với việc sở hữu một niềm đam mê và yêu thích xem thể thao: đó có thể là cảm giác gần gũi với cộng đồng, cơ hội giao tiếp với người khác và thúc đẩy lòng tự tôn ở người hâm mộ khi đội của họ giành chiến thắng, theo các chuyên gia. Nhưng sự biến thiên của cảm xúc trong suốt quá trình theo dõi một trấn đấu có thể có những tác động khác tiêu cực hơn. “Mọi người thường lo lắng cho các cổ động viên. Nhưng điều tôi thật sự lo là những người ngồi trên khán đài”, chuyên gia tim mạch John Ryan đến từ Đại học Utah Health Care, cho biết.

Xem World Cup trong 1 tháng qua đã khiến anh em tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Trận đấu ở vòng 1/8 giữa Anh và Colombia kết thúc sau loạt đá penalty nghẹt thở, và một báo cáo từ tờ Independent cho thấy vào khoảng thời gian đó, nhịp tim của các cổ động viên gia tăng mạnh mẽ, dựa trên dữ liệu thu thập được từ Apple Watch. Vài ngày sau, ở trận Croatia gặp Nga, cảm biến nhịp tim trên chiếc Fitbit mà Natt Garun (một biên tập viên của The Verge) đeo cho thấy nhịp tim ở trạng thái nghỉ tăng lên đến hơn 100 nhịp/phút khi cô xem trận đấu. Ở trận chung kết vừa diễn ra, chiếc đồng hồ Garmin của mod @zyzy1908 ghi nhận nhịp tim của cô ấy ở trạng thái nghỉ lên đến 120 nhịp/phút khi Croatia, đội bóng mà cô ấy yêu thích ghi bàn gỡ hoà.

Trên thực tế, dữ liệu từ Apple Watch, Fitbit hay Garmin cho thấy cổ động viên chính là những người có nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến tim mạch vì tâm lý khi xem trận đấu. Chúng ta từng biết rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tim mạch, chẳng hạn như cao huyết áp, hút thuốc lá và lười vận động. Tuy vậy, cũng còn nhiều tác nhân khác dẫn đến các cơn đau tim như vận động quá sức, chấn động tâm lý, các thảm hoạ tự nhiên và theo một số nghiên cứu, tác nhân này còn có thể là việc xem đá banh.

Đang tải nhip_tim_tinhte.jpg…

Các chuyên gia tim mạch từng ghi nhận không ít trường hợp bị nhồi máu cơ tim đối với fan hâm mộ môn thể thao này trong nhiều thập kỷ qua, thậm chí còn có các nghiên cứu cho thấy cổ vũ cho đội thua cuộc càng làm gia tăng các cơn đau tim. Năm 1996, Pháp đánh bại Hà Lan tại vòng tứ kết giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) sau loạt sút phạt đền. Trong ngày hôm đó, 14 người đàn ông Hà Lan đã chết vì nhồi máu cơ tim, nhiều hơn so với con số dự đoán. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra vào năm 1998 sau khi Anh và Argentina gặp nhau trong vòng tứ kết World Cup. Argentina đánh bại tuyển Anh sau loạt đá luân lưu và số người phải nhập viện trong tình trạng đau tim đã gia tăng đột biến, nhiều hơn 55 người so với ngày thường.

“Có lẽ cảm xúc của môn thế thao kich tính này đã kích hoạt các vấn đề tim mạch”, Robert Kloner, trưởng phòng nghiên cứu tim mạch tại Viện nghiên cứu y tế Huntington (California) cho biết. Rõ ràng, kết quả của những nghiên cứu với mẫu tương đối nhỏ nêu trên chưa thể đưa đến kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, sau khi đi tìm hiểu hiệu ứng như vậy đối với môn bóng bầu dục ở giải Super Bowl của Mỹ, các nhà khoa học cũng ghi nhận những kết quả khá tương đồng: số người tử vong vì tim mạch khi đội mà họ yêu thích thua trận tăng lên đến 22% so với mức bình thường, và suy giảm một chút khi đội đó thắng.

Chuyên gia tim mạch Ryan tại Đại học Utah Health Care cho rằng theo quan điểm của ông, ảnh hưởng mà của bóng đá đến các cơn đau tim không lớn và việc xem thể thao có thể là nguồn cảm hứng để thế hệ trệ năng động hơn. Tuy nhiên, ông cũng không quên đưa ra lời khuyên để có thể giảm tối đa rủi ro, đó là không để cơ thể thiếu nước, thoải mái, không hút thuốc và ăn hoặc uống rượu vừa phải.

Giải thích cho lý do vì sao thể thao lại mang đến những cảm xúc mãnh liệt đến như thế, Ed Hirt, giáo sư ngành tâm lý xã hội tại Đại học Indiana cho biết việc là fan hâm mộ của một đội nào được coi là phản ánh lòng tự tôn của một ai đó. “Mọi chuyện về cơ bản giống như khi đội của tôi chơi tốt, thế giới lúc đó thật tuyệt vời, tôi cảm thấy vui và phấn khởi. Và nếu đội của tôi thua, thế giới dường như sụp đổ”, ông giải thích.

Đang tải cdv_tinhte.jpg…

Khi đội bóng mà một người nào đó hâm mộ giành chiến thắng, họ sẽ la lên “Tuyệt, chúng tôi thắng rồi”, và cách xưng “chúng tôi” ấy khiến mối liên kết giữa những người có cùng chí hướng trở nên mạnh mẽ hơn, đồng thời, họ nhận được phần thưởng cho lòng tự tôn. Nhưng đôi lúc, lòng tự tôn mạnh mẽ đến mức khiến họ quá khích khi đội bóng của mình giành chiến thắng hoặc thất bại. Bên cạnh đó, rượu cũng được xem là tác nhân để hình thành những cổ động viên quá khích. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy tỷ lệ bạo lực gia đình trong các mùa bóng tăng nhẹ so với ngày thường.

Nhìn chung, những nghiên cứu như thế này chỉ ra sự tồn tại của một mối liên kết nào đó giữa thể thao và sức khoẻ của những người xem qua màn ảnh nhỏ. Và tất nhiên, kết quả của các nghiên cứu đó không thể khẳng định một cách dứt khoát thể thao chính là nguyên nhân của hiệu ứng nêu trên. Đại đa số những cổ động viên trải qua mùa bóng mà không hề lên cơn đau tim nào, và có lẽ số gia đình xảy ra lục đục cũng không thật sự nhiều. Thậm chí bóng đá còn mang lại lợi ích về tâm lý cũng như sức khoẻ.

Bạn bước vào một quán bar và không hề quen biết ai, nhưng 2/3 quán bar hôm ấy toàn là những CĐV Croatia – đội bóng mà bạn yêu thích, thế là bạn cảm thấy những người này như đã quen thân từ lâu lắm rồi, bạn ăn mừng và ôm ấp họ khi đội bóng ghi bàn và cảm giác đó thật sự rất tuyệt. Nếu đội bóng mình yêu thích thua cuộc, cũng đừng buồn bởi nỗi đau đôi lúc cũng chính là một phần của niềm vui. Có nhiều người sợ tàu lượn siêu tốc sẽ trượt khỏi đường ray, nhưng ai cũng muốn thử chơi 1 lần bởi cảm giác phấn khích mà nó mang lại. Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung mang đến cho chúng ta những cảm xúc thật kỳ lạ và dù bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy giữ những cảm xúc đó sao cho tích cực nhất có thể.

Nguồn: The Verge
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, mình xin bạn 1 Like nhé !
Tags: ,

Leave a Reply

Be the First to Comment!

avatar
wpDiscuz